Những điều cần lưu ý khi muốn soạn bài giảng điện tử đạt hiệu quả cao hơn - Minh Phạm Blog
Khi nói đến thiết kế bài giảng điện tử, mọi người sẽ nghĩ
ngay đến Powerpoint. Vâng, đây là công cụ hiện được giáo viên rất ưu chuộng
trong việc soạn thảo các bài giảng điện tử. Tuy nhiên, đôi khi việc sử dụng không
đúng hoặc quá lạm dụng vào công cụ tuyệt vời này cũng gây ra các tác dụng không
mong muốn, ảnh hưởng không tốt đến nội dung bài học và kết quả của tiết học.
Những lưu ý khi soạn bài giảng điện tử |
1. Sử dụng màu sắc không phù hợp
Đôi khi chúng ta hay lạm dụng những màu chữ, màu nền, hình ảnh
quá sặc sỡ, quá nhiều chi tiết vẽ cầu kỳ, hoặc phối màu nền và màu chữ không bảo
đảm quy tắc tương phản nên khi chiếu nên rất khó để học sinh xem rõ nội dung.
Hoặc gây rối mắt, khó tập trung vào nội dung bài học.
Tốt nhất nên chọn màu nền trắng, và màu chữ là các tông màu tối, hoặc khuyến khích chọn các thiết kế có sẵn trong Powerpoint.
2. Hiệu ứng phản cảm
Thế mạnh trong powerpoint là cho phép ta tùy chỉnh các hiệu ứng
rất đẹp mắt. Tuy nhiên đôi lúc ta lạm dụng không phù hợp, hay quá nhiều các hiệu
ứng cũng sẽ gây tác dụng không tốt. Ví dụ như hiệu ứng diễn ra quá chậm, bay lòng
vòng tứ tung, chồng chéo vào nhau, bay nhảy trên màn hình…
Bên cạnh đó cũng cần các hiệu ứng âm thanh trong bài giảng,
tránh sử dụng quá nhiều các nhạc nền không cần thiết, hoặc để âm thanh quá lớn
và không phù hợp với nội dung.
3. Hình ảnh trang trí quá nhiều
Tôi là người rất siêng trong việc download tài liệu trên
violet.vn, và tôi nhận thấy có rất nhiều giáo viên lạm dụng việc dùng các ảnh động
để trang trí cho bài trình chiếu của mình. Các ảnh động này sẽ làm cho học sinh
mất tập trung vào bài học, đồng thời cũng làm cho người học cảm thấy nhức mắt,
khó chịu. Điều này thì bạn có thể kiểm chứng ngay bằng việc truy cập vào một
trang web nào đó mà có nhiều quảng cáo xem sao, tôi đảm bảo các bạn sẽ không muốn
quay lại trang đó.
Hãy loại bỏ bớt các hình nền trang trí không cần thiết hoặc không liên quan đến nội dung, đặc biệt là các ảnh động.
4. Kiểu chữ và kích cỡ chữ
Bạn có thể nghĩ điều này không có gì quan trọng, nhưng thực
chất nó cực kì quan trọng đấy. Việc sử dụng các kiểu chữ cầu kì (như kiểu thư
pháp chẳng hạn) sẽ làm học sinh khó đọc nội dung. Kích cỡ chữ cũng vậy, nên có
một sự thống nhất giữa các size của các phần cho phù hợp, cũng như không nên để
font chữ quá bé hoặc quá lớn.
5. Trình bày nội dung trên một slide
Không nên để nội dung tràn ngập màn hình trên một slide, mà
cần có những khoảng trống hai bên, trên dưới, giữa các dòng, các đoạn cho phù hợp.
Điều này giúp người học không bị choáng ngợp trước thông tin bài học, cũng như
ngán ngẩm không muốn đọc nội dung.
6. Thêm tính tương tác cho bài giảng điện tử
Đa số các bài giảng điện tử có một hạn chế khá lớn là tính
tương tác yếu. Học sinh thường không thể trực tiếp đưa dữ liệu, tác động vào bài
trình chiếu trong khi đang trình chiếu. Sau một đơn vị kiến thức lĩnh hội ta
thường có phần rèn kỹ năng thông thường giáo viên thường thiết kế ở dạng bài trắc
nghiệm, điền khuyết. Nhưng nhược điểm là ở chỗ các bài tập chỉ dừng lại ở chỗ bằng
mọi giá giáo viên phải vấn đáp cho học sinh trả lời đúng đáp án rồi cho hiện kết
quả đúng. Ví dụ: khi cho học sinh làm bài tập True/ False, thường thì học sinh trả
lời xong thì giáo viên mới đưa ra đáp án trên bài trình chiếu, chứ không thể chọn
theo đáp án của học sinh (đúng sai gì cũng được), rồi sau đó mới hiện ra thông
báo câu đó đúng hay sai. Tuy nhiên, trong powerpoint ta vẫn có cách để làm cho
bài học mang tính tương tác hơn. Như ví dụ trên, ta có thể cho học sinh chọn đáp
án, ta click vào ô true hoặc false thì máy sẽ tự động báo là đáp án đúng hay
sai kém theo hiệu ứng và âm thanh rất trực quan và mang tính tương tác cao. Bạn
hoàn toàn có thể làm được điều đó nếu bạn nắm rõ cách sử dụng các hiệu ứng
trong Powerpoint, hoặc nếu bạn có chút kiến thức về lập trình VBA thì tuyệt vời.
Nếu bạn vẫn mơ hồ không hiểu thế nào là "tính tương tác", bạn hãy xem qua một bài tập Matching mà mình đã làm: Matching (click vào để xem).
Nếu bạn vẫn mơ hồ không hiểu thế nào là "tính tương tác", bạn hãy xem qua một bài tập Matching mà mình đã làm: Matching (click vào để xem).
7. Quá lạm dụng bài trình chiếu
Đôi khi giáo viên chúng ta do quá lạm dụng vào việc trình
chiếu mà quên đi rằng đây chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc dạy và học. Điều
quan trọng chính là ở PHƯƠNG PHÁP giảng dạy của quý thầy cô, giáo án, đối tượng
học sinh mà ta biên soạn phương pháp, các hoạt động và thực hiện tiết dạy phủ hợp.
Tránh việc chỉ trình chiếu cho học sinh xem và chép nội dung bài học đơn thuần.
I agree with you.
Trả lờiXóaSo good!
Trả lờiXóa